Bài toán NGON – BỔ – RẺ của người Việt

Chia sẻ ngay nếu bạn thấy hay...
CÂU CHUYỆN ĐẮT – RẺ VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TIỀN TRONG TÚI
Tôi ko phủ định chuyện nên “thương lượng giá” khi trao đổi làm ăn. Nhưng “Dò giá” để tìm 1 đơn vị luôn phải rẻ nhất mà lại đòi hỏi ” 1 chất lượng tốt nhất” lúc này lại nằm ở một phạm trù khác cần bàn bạc
Câu chuyện ĐẮT - RẺ và định luật BẢO TOÀN TIỀN TRONG TÚI

#1. KHÔNG CÓ GÌ LÀ “NGON – BỔ – RẺ” Ở THỂ KỈ 21

Tôi có chứng kiến rất rất nhiều các anh chị khách hàng đã phải quay lại với mình sau 1 thời gian sử dụng các dịch vụ “giá rẻ” có lời chào mời mật ngọt vô cùng hấp dẫn khác.

 

Trong thời gian đầu khi còn làm nhân viên kinh doanh chưa nhiều kinh nghiệm trên thương trường, tôi tiếp cận thuyết phục khách hàng của mình sử dụng dịch vụ đã gặp phải khá nhiều khó khăn  luôn cố gắng giải thích cho khách hàng hiểu không có gì là NGON BỔ RẺ những đơn vị chào mời dịch vụ của họ có giá rẻ nhất thị trường lại đảm bảo về chất lượng và hiệu quả sử dụng hoặc một số bên còn cam kết cái kiểu “bỏ ra 1 triệu, thu về gấp 10”. Thực chất chỉ là cái bẫy cho những con cừu ngỡ mình là Sói hay ho bấy lâu.

 

Bài học thì đầy trên mạng, thỉnh thoảng lướt facebook hay báo mạng các bạn sẽ gặp những câu chuyện trớ trêu dở khóc dở cười của người mua hàng iphone, chỉ vì tiếc 500k rẻ hơn giá gốc mà nhận về 1 chiếc Iphone China đúng hiệu.

#2. KHÔNG CÓ GÌ LÀ HOÀN HẢO

Từ máy móc, dịch vụ, con người cũng vậy, chẳng có gì là hoàn hảo. Rất nhiều bạn bỏ ra số tiền xyz để được sử dụng những dịch vụ mình muốn, tuy nhiên câu chuyện không dừng tại đây, với số tiền đó bạn lại muốn phải luôn có tiện ích hàng đầu, những câu hỏi đại loại như “Tại sao không – Why not?” và quyền lực đồng tiền bắt đầu xuất hiện nếu không được như ý muốn.

 

Về cơ bản những cá nhân tổ chức trong xã hội loài người đều là “Khách hàng” lẫn nhau, chúng ta dễ dàng chấp nhận bản thân bị lỗi nhưng lại luôn yêu cầu người khác “phải thế này, phải thế kia.” Trong kinh doanh buôn bán, có một định luật “Nhân quả” mà ai cũng hiểu “Những gì nhận được, xứng đáng với những gì được bỏ ra, bản chất quen đòi hỏi sự hoàn hảo sẽ có một hợp tác không lâu dài”.

Zalo

Trong tâm lý học cũng chỉ ra, những người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo từ người khác, lại là những người mà ở bản thân họ có nhiều khuyết điểm nhất, cơ mà sự đời trớ trêu bản thân con người lại “luôn hài lòng với bản thân chứ không phải môi trường xung quanh”.

#3. “ĐẮT – RẺ” CÒN PHỤ THUỘC VÀO GIÁ TRỊ MANG LẠI VỀ SAU

Làm một bài toán như thế này cho dễ hình dung, bạn với một người bạn của mình dự định sẽ thiết kế một trang web để kinh doanh, bạn được 1 đơn vị chào mời với chi phí 8 triệu (nghe có vẻ cao), bạn nói quá “ĐẮT”, nên vì thế mà chọn 1 website với chi phí 500K và cho rằng nó phù hợp. Thế nhưng sau một thời gian sử dụng, trang web của bạn không ổn định, liên tục lỗi và khó sử dụng, 1 tháng sau phải luôn theo nó để chỉnh sửa, lo toan, lúc này số tiền bỏ ra chỉnh sửa đã vượt gấp 10 lần chi hí ban đầu.

 

Nhắc lại tới người bạn kia họ chọn chi phí 8 triệu nhưng 1 tháng sau họ chưa hề phải lo lắng tới việc ổn định hay không, trên Google cũng đã xuất hiện thứ hạng và có khách hàng phát sinh.

Zalo

Vậy kết quả được phơi bày, đắt hay rẻ còn tùy thuộc vào “giá trị mang lại về sau”. Chứ không phải “định luật bảo toàn tiền trong túi”. Tất cả chúng ta đều mắc phải một điều đó là không dám chấp nhận rủi ro, làm gì cũng muốn 100% chắc chắn. Bài viết này viết ra hy vọng những ai đọc được bài này có thể tiết kiệm được kha khá thời gian trải nghiệm của mình, xin cảm ơn vì đã đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *