Park Hang-seo: Từ Zero đến Hero

Chia sẻ ngay nếu bạn thấy hay...

Bởi ngay thời gian đó, nền bóng đá vừa trải qua thất bại tơi tả tại SEA Games 29, kỳ SEA Games mà ai cũng cho rằng “bây giờ mà không có vàng thì không biết bao giờ mới có vàng”. Đã vậy, sau thất bại tại SEA Games 29, HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng ra đi thì Park Hang-seo lại không phải là cái tên thay thế được chính Liên đoàn chú ý.

 - Bóng Đá
 HLV Park Hang-seo đặt chân đến Việt Nam.

Thoạt tiên, người ta chọn một HLV danh tiếng người Nhật, và đã thực hiện những thương thảo đầu tiên. Phương án B là một HLV người châu Âu. Khi ‘phương án thầy Nhật’ bất thành thì phương án ‘thầy Âu’ tưởng như đã được đóng chốt. Nhưng rồi ông bầu, Phó Chủ tịch Tài chính VFF Đoàn Nguyên Đức bất ngờ đọc được hồ sơ của một HLV được giới thiệu từng là trợ lý của HLV danh tiếng Guus Hiddink tại World Cup 2002. “Đã từng là trợ lý của Guus Hiddink, đã từng cùng HLV Hà Lan đưa Đội tuyển Hàn Quốc vào tới Bán kết World Cup thì đích thị phải là HLV giỏi. Mà người giỏi lại hiếm khi nộp hồ sơ xin việc, mình phải chủ động tìm người ta,” Bầu Đức nghĩ thế. Với tình cách quyết liệt và quyết đoán của mình, ông lại quyết định đánh một ván bài mạo hiểm như không biết bao nhiêu lần đã mạo hiểm trước đây. Công bằng mà nói, trong việc mạo hiểm chọn thầy ở cả Hoàng Anh Gia Lai lẫn Đội tuyển Quốc gia trước đây, có không ít lần bầu Đức phải trả giá rất đắt, nhưng may cho ông, lần này không như vậy.

Sản Phẩm Mới
[woo_product_slider id=”4434″]
Khi ông Park chưa đến Việt Nam, báo giới, người hâm mộ Việt Nam phân vân rất nhiều về biệt danh ‘Ngài ngủ gật’ mà truyền thông Hàn Quốc đặt cho ông Park, để nhắc về một trận đấu mà nghe đâu một phóng viên ảnh người Hàn chộp được cảnh ông Park đang nhắm mắt. Đến khi HLV này chính thức đặt chân đến Việt Nam, từ hình thức đến phong thái đều toát lên một vẻ hiền lành đúng nghĩa, thì người ta lại lo lắng: liệu ông thầy ‘lành lành’ như thế có thể cầm quân đánh trận hiệu quả không?
 - Bóng Đá
 Ông thầy người Hàn tiếp lửa cho các học trò.

Không ai ngờ sau cái vẻ ‘lành lành’ ấy lại là một bầu máu nóng sục sôi, một nhà cầm quan đầy toan tính và khát vọng. Sau trận đấu đầu tiên chính thức cầm quân đội tuyển Việt Nam, giúp Việt Nam cầm hòa Afghanistan trên sân nhà Mỹ Đình để chính thức đoạt vé tham dự vòng chung kết Asian Cup 2019, ông Park đã nhảy lên ăn mừng, ôm chầm lấy các đồng nghiệp của mình cứ như thể vừa bước qua một trận chung kết, chứ không phải một trận đấu vòng loại.

Đến giải giao hữu quốc tế M-150 Cup tại Thái Lan, hai lần cầu thủ Việt Nam sút tung lưới Thái Lan (thắng 2-1) là hai lần thầy Park nhảy khỏi cabin huấn luyện, vung nắm đấm lên trời đầy quyết liệt. Những hình ảnh như thế xé toang những suy nghĩ về ông thầy hiền hiền, lành lành, nhạt nhòa cá tính như những gì người ta lo ngại.

Đến vòng chung kết U23 châu Á tại Trung Quốc – giải đấu đưa tên tuổi thầy Park vào lòng người hâm mộ Việt Nam thì tất cả đều thấy, cứ sau một bàn thắng, thầy Park đều ăn mừng hệt như cách của một lò lửa đang bị nổ tung lên. Phong thái ăn mừng ấy có nhiều nét tương đồng với cựu HLV Henrique Calisto – người đã đưa đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup 2008. Và với những phong thái đầy lửa như thế, cảm giác như các tuyển thủ Việt Nam cũng ‘lửa’ lên rất nhiều.

Nhưng đấy mới chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Quan trọng nhất là từ thăm thẳm bên trong con người mình, những HLV như Park, như Calisto cũng luôn có một ngọn lửa quyết tâm to lớn. Vì ngọn lửa bên trong ấy nên Calisto mới thuyết phục được các cầu thủ Việt Nam phải tin vào những điều mà trước đó chính họ cũng không dám tin. Ông từng nói với các học trò: “Khi tấn công Ai Cập, Napoleon bảo với quân lính rằng mình đang đứng trước cả ngàn năm văn minh, còn với chúng ta, khi đứng trước đối phương, chúng ta có hàng chục triệu người hâm mộ phía sau lưng. Nhờ điều ấy chúng ta luôn có thể mạnh hơn, phi thường hơn so với chính bản thân mình.”

Cũng vì ngọn lửa ấy mà trước thềm vòng Chung kết U23 châu Á năm 2018, khi mà VFF thậm chí không dám đặt ra bất cứ chỉ tiêu nào thì ông Park lại nói chắc như đinh đóng cột với các cầu thủ: “Chúng ta phải nỗ lực hết mình, và chúng ta sẽ làm được một điều gì đó.” Rốt cuộc thì ‘điều gì đó’ cũng xảy ra, những chàng trai tuổi 20 dưới tài điều binh khiển tướng của thầy Park đã thắng Australia, thắng Iraq, thắng Qatar để lọt đến trận Chung kết, và chỉ chịu thua một Uzebekistan vượt trội trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc chơi.

Tuy nhiên, ‘điều gì đó’ không chỉ được xác lập bởi một ngọn lửa lớn bên trong. Nếu nói đến lửa, thì cả Đội tuyển Việt Nam lẫn đội U23 Việt Nam dưới thời ‘chuyên gia thổi lửa’ Nguyễn Hữu Thắng cũng là một đội tuyển hùng hục khí thế. Nhưng rồi thời điểm ấy, tuyển Việt Nam vẫn thua Indonesia ở bán kết AFF 2016, còn U23 thậm chí bị loại ngay từ vòng bảng SEA Games 2017. Sự khác biệt của những mẫu HLV như Park, như Calisto còn nằm ở chỗ, bên cạnh ‘lửa’, họ còn là những ông thầy rất ‘tỉnh’ và rất ‘quái’ trong những toan tính của mình. Khi lần đầu ngồi ghế VIP xem Việt Nam đại thắng Campuchia 5-0 vòng loại Asian Cup 2019, ông Park nhận xét rất thật: “Mặc dù thắng nhưng chúng ta lại để đối thủ đưa bóng vào khu vực nguy hiểm khá dễ. Cần phải khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn.” Và để có thể đạt được cái mục tiêu “khiến đối thủ gặp nhiều khó khăn hơn” ấy, ông Park xoay qua sơ đồ 3 trung vệ, 5 hậu vệ, tạo thành hệ thống vận hành 5-4-1 mới mẻ và hiệu quả, thay cho những sơ đồ 4-1-4-1 hay 4-2-3-1 của các đội Việt Nam trước đây. Chính cái sơ đồ 5 hậu vệ cùng một lối chơi phòng ngự phản công đầy tinh khôn đã tạo nên hình ảnh một U23 Việt Nam tuyệt đẹp ở vòng Chung kết U23 châu Á 2018.
 - Bóng Đá
Ông hiện đang rất được NHM yêu mến. 

Sau thất bại ở trận đấu cuối cùng, thấy các cầu thủ cúi đầu buồn bã, thầy Park đã gọi họ lại và hét lớn: “Chúng ta đã nỗ lực hết mình, thế sao lại phải cúi đầu? Không việc gì phải cúi đầu.” Đấy chỉ là một chi tiết nhỏ những nói lên những điều lớn lao: Lửa của ông Park vẫn được giữ ngay cả khi kết quả không như ý, ngay cả khi mà ông thầy người Hàn cũng không tránh khỏi những nỗi buồn rất con người.

Khi được hỏi, bài học lớn nhất mà mình học được từ ‘người thầy lớn’ Guus Hiddink là gì, ông Park cho hay: “Điều tôi tâm đắc nhất là ông ấy luôn nói: đối mặt với tình huống nguy hiển thì cách tốt nhất không phải là ngăn chặn nó, mà phải biến điều đó thành cơ hội cho mình.” Biến khó khăn thành cơ hội, biến thách thức thành chất xúc tác của thành công, bước đầu Park đã làm đưược cùng bóng đá Việt Nam.

Và hãy cùng hy vọng, với những khó khăn dự kiến sẽ còn lớn hơn phía trước, mà gần nhất là ASIAD 2018 sẽ diễn ra ít ngày tới, hay AFF Cup sẽ diễn ra cuối năm nay, ông Park Hang-seo rồi sẽ lại biến chúng thành những cơ hội vươn mình lớn hơn.

Tất nhiên, đấy đâu phải chỉ là chuyện của một mình thầy Park, càng không phải chủ là triết lý của cá nhân ông Park, mà là chuyện chung, là một triết lý làm việc rất đáng suy nghĩ đối với cả nền bóng đá Quốc gia.

Nguồn: bongda.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *