Giới thiệu phim tài liệu: “Việt Nam: Cuộc chiến mười nghìn ngày” (Vietnam: The Ten Thousand Day War) – Khải Nguyên Jewelry
Việt Nam: Cuộc chiến mười nghìn ngày (tiếng Anh: Vietnam: The Ten Thousand Day War) là bộ phim tài liệu 12 tập về Chiến tranh Việt Nam, được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn Michael Maclear. Bộ phim này được phát sóng tại Canada trên kênh truyền hình CBC, tại Hoa Kỳ, và tại Anh trên Kênh 4 (Channel 4).
Maclear thăm Việt Nam trong quá trình sản xuất và đã truy cập được các tài liệu phim tại đó. Ông là nhà báo phương Tây đầu tiên được thăm các vùng chiến sự sau chiến tranh. |
Toàn bộ bộ phim dài 12 tập, mỗi tập 1 tiếng. Phim đoạt giải của Hội giáo dục quốc gia Hoa Kỳ.
![[Phim tài liệu] Việt Nam: Cuộc chiến mười nghìn ngày](https://khainguyenjewelry.com/wp-content/uploads/2023/02/tai-xuong.jpg)
Kênh truyền hình VTV1 của Việt Nam cũng có phát sóng bộ phim này vào năm 2005.
TOÀN CẢNH CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM ĐƯỢC GÓI GỌN TRONG 12 TẬP PHIM
TẬP 1: NGƯỜI MỸ Ở VIỆT NAM
TẬP 2: ĐIỆN BIÊN PHỦ
TẬP 3: NHỮNG NGÀY QUYẾT ĐỊNH
TẬP 4: ĐỒNG MINH KHÓ TÍNH
TẬP 5: ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
TẬP 6: SỨC MẠNH HỎA LỰC
TẬP 7: TẾT MẬU THÂN
TẬP 8: VẬT LỘN
TẬP 9: CUỘC CHIẾN Ở NÔNG THÔN
TẬP 10: HÒA BÌNH
TẬP 11: ĐẦU HÀNG
TẬP 12: NHỮNG NGƯỜI LÍNH KHÔNG ĐƯỢC CHÀO ĐÓN
Nội dung Phim Việt
Phim nói về cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam, đưa ra chính kiến của các bên liên quan, trong đó có cả người Mỹ và người Pháp. Có thể nói, cuộc đời của tác giả bộ phim – ông Michael Maclear (người Canada) gắn liền với những cuộc chiến tranh diễn ra trên khắp thế giới.
Trong vòng 25 năm, với cương vị phóng viên thường trú nước ngoài của Tập đoàn Truyền thông Canada CBC, ông đã đưa tin về các cuộc chiến tranh ở hơn 80 nước. Năm 1969, ông là phóng viên phương Tây đầu tiên được phép đưa tin từ chiến trường miền Bắc Việt Nam. Những phóng sự của ông về đám tang Hồ Chủ tịch, những trận đánh bom tàn khốc của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam được chuyển tới các kênh truyền hình của hơn 90 nước trên thế giới, cả trên những mạng lưới truyền thông của Mỹ. Thời báo New York đã đặt ông viết rất nhiều bài báo về chiến tranh Việt Nam. Những phóng sự thời chiến ông thực hiện ở miền Bắc Việt Nam mang đậm tâm lý phản chiến.
Trong vòng 25 năm, với cương vị phóng viên thường trú nước ngoài của Tập đoàn Truyền thông Canada CBC, ông đã đưa tin về các cuộc chiến tranh ở hơn 80 nước. Năm 1969, ông là phóng viên phương Tây đầu tiên được phép đưa tin từ chiến trường miền Bắc Việt Nam. Những phóng sự của ông về đám tang Hồ Chủ tịch, những trận đánh bom tàn khốc của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam được chuyển tới các kênh truyền hình của hơn 90 nước trên thế giới, cả trên những mạng lưới truyền thông của Mỹ. Thời báo New York đã đặt ông viết rất nhiều bài báo về chiến tranh Việt Nam. Những phóng sự thời chiến ông thực hiện ở miền Bắc Việt Nam mang đậm tâm lý phản chiến.
Không chấp nhận quan điểm về chiến tranh Việt Nam của những đồng nghiệp trong Tập đoàn Truyền thông Canada CBC, những năm của thập niên 1970, M.Maclear chuyển sang làm cho mạng lưới truyền thông CTV, sau đó là sản xuất các chương trình truyền hình độc lập. Chính khi đó, bộ phim Việt Nam – cuộc chiến mười nghìn ngày ra đời. Đây là kết quả của những chuyến thực tế của ông những năm 1969, 1970 và 1972 đến miền Bắc Việt Nam; những cuộc tiếp xúc với chính quyền ngụy vào đầu những năm 1960.
Bộ phim được hoàn thành vào cuối những năm 1980. Rất nhiều nước trên thế giới đã chiếu bộ phim này. Lần đầu tiên, sau hàng thập kỷ của cuộc chiến, người phương Tây biết được bản chất của một sự thật đã khiến Mỹ thất bại ở Việt Nam. Đó là một “xã hội du kích”, là “sự đoàn kết một lòng của người dân Việt Nam” – theo cách nói của M.Maclear. Khác hẳn với những phóng sự trước đó của mình, đạo diễn M.Maclear đã không và không muốn đưa vào bộ phim quan điểm phản chiến của mình, mặc dù trước đó chính điều này đã khiến ông từ bỏ Tập đoàn Truyền thông CBC. Trong bức thư mới đây của mình, ông khẳng định với phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam là bộ phim được thực hiện với một thái độ hết sức trung lập. Mục đích của ông và các đồng nghiệp (người viết kịch bản, lời bình và đi phỏng vấn trong 13 tập phim là ông Peter Arnett – nguyên là “con ách chủ bài” của CNN trong cuộc chiến Vùng Vịnh 1991) là cố gắng ghi lại lịch sử một cách chân thực nhất, để những thế hệ sau xem và tự đưa ra những đánh giá của riêng mình. Bởi lịch sử là thế. Không được tô vẽ hay thêm bớt.
Nhưng trên thực tế, tất cả những ai đã xem phim đều thấy đó là một cuộc chiến tranh hết sức sai lầm và phi nghĩa mà người Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Việt Nam – cuộc chiến mười nghìn ngày được hoàn thành với sự cộng tác của Cục Lưu trữ điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tuyệt vời