[Phim] Giới thiệu phim Thiên Long Bát Bộ Full – Khải Nguyên Jewelry
Thiên long bát bộ (giản thể: 天龙八部; phồn thể: 天龍八部; bính âm: Tiān Lóng Bā Bù) là bộ phim truyền hình do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phát hành vào năm 2003 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung.
Bộ phim được nhiều người đánh giá là xuất sắc nhất trong các phiên bản chuyển thể truyền hình của Thiên Long bát bộ. Năm 2008, nó được bình chọn là 1 trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng nhất trong 30 năm lịch sử phim truyền hình Trung Quốc (tính từ năm 1978).
Chuyện phim xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước và môn phái khác nhau: Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân – quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống và cũng bao gồm các nước Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ. Bộ phim Thiên Long Bát Bộ có độ dài 40 tập, phim được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ của Kim Dung và đã bắt đầu khởi quay từ tháng 10/2003. Với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đang lên đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc…
[Phim] Thiên Long Bát Bộ Lồng tiếng
Có thể bạn quan tâm!
Tóm tắt nội dung
Thiên long bát bộ (giản thể: 天龙八部; phồn thể: 天龍八部; bính âm: Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm. Nội dung “Thiên long bát bộ” thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết được dựa trên Bát bộ chúng, là tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo bao gồm: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La và Ma Hầu La Già. .
Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.
Ý nghĩa tên gọi
Tên gọi “Thiên long bát bộ” được tác giả Kim Dung lấy dựa theo kinh Phật Đại Thừa. Trong đó chỉ ra rằng “Thiên long bát bộ” là tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo. Trước kia họ hung ác, sau được Phật chuyển hoá thành những thần vật hộ trì phật pháp.
Tuy tựa đề của Thiên Long bát bộ xuất phát từ Phật giáo, nhưng nội dung của bộ truyện lại hoàn toàn kể về mối quan hệ giữa người với người (Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, A Tử, Vương Ngữ Yên,…) về cái phức tạp và đa dạng của con người trong xã hội. Kim Dung mượn tên tám loại phi nhân sức mạnh hơn người, mang hình dáng giống người nhưng không phải là người để ám chỉ từng nhân vật trong bộ truyện. Tám loại phi nhân đó là: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Tám loài này do Thiên và Long đứng đầu nên trong kinh Phật được gọi là “Thiên Long bát bộ”.
Thiên: là thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, Mặt Trăng, bầu trời và mặt đất
Long: là rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỷ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh
Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu
A-tu-la: (Asura) tuy có phước báo lớn nhưng hay ganh tị với chư Thiên nên thường đem quân gây chiến thường bị thua, rất đau khổ không được vui sướng mặc dù có thể giàu có nhưng bị tâm ganh ghét đố kị làm cho đau khổ
Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc
Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn